Hợp đồng xây dựng: Những điều cần lưu ý trước khi ký kết

Ở bài viết này chúng tôi xin đề cập với các bạn những lưu ý trước khi có bản thiết kế thi công nội thất nhà phố.Đó là hợp đồng, bên chủ đầu tư cần biết tầm quan trọng của công việc ký kết hợp đồng này.

Hợp đồng xây dựng: Những điều cần lưu ý trước khi ký kết

Các công trình nhà ở được xây dựng cần đảm bảo nhiều yếu tố, quan trọng nhất là chất lượng công trình sau khi hoàn thành. Do đó, khi tiến hành ký kết hợp đồng cần lưu ý một số điều khoản trọng yếu để hạn chế tối ta các sai sót có thể ảnh hưởng đến quá trình thi công. Trong bài viết này Xây Dựng Nhật Trung sẽ chia sẻ để quý khách hàng nắm rõ hơn về hợp đồng xây nhà bao gồm những gì.

Hợp đồng xây dựng là gì?

Trước khi đi đến bước ký hợp đồng, chủ đầu tư và đơn vị thầu sẽ diễn ra nhiều cuộc gặp gỡ và trò chuyện với nhau, để đưa ra những yêu cầu, phương án, báo giá, lựa chọn gói vật tư phù hợp từ đó đi đến những thoả thuận hợp lí. Hợp đồng xây nhà được ký vào thời điểm khi mọi thỏa thuận đã được thống nhất, đạt đủ mong đợi của cả hai bên.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP, Hợp đồng xây dựng là “hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng”.

Trong đó:  

  • Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính
  • Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.

Những điều khoản cần lưu ý trước khi ký kết hợp đồng 

Trong lần đầu xây nhà, khi xem xét qua bản hợp đồng xây dựng cần chú ý một số chi tiết sau để có được bản hợp đồng rõ ràng, chi tiết và hợp lí.

Thông tin các bên:

Thông tin các bên là điều cần chú ý đầu tiên. Với những chủ đầu tư lần đầu xây nhà và hợp tác với đơn vị thầu, cần xem kỹ về phần thông tin cơ bản của công ty như họ tên giám đốc, địa chỉ công ty, số điện thoại, tên công ty và mã số thuế đúng theo giấy phép đăng ký.

 Việc nắm rõ được thông tin của đơn vị thầu một phần nào đó sẽ giúp chủ đầu tư yên tâm, biết được rằng mình đang làm việc với công ty nào? ở đâu? người chịu trách nhiệm chính là ai? Tránh gặp phải những công ty ma, không uy tín. Nếu trong trường hợp không may mắn xảy ra tranh chấp vẫn có đầy đủ thông tin công ty để nhờ pháp luật giải quyết.

Bảng cung cấp vật liệu xây dựng 

Vật liệu xây dựng là điều cần xem xét tiếp theo, bởi vật liệu chính là cốt lõi tạo nên một công trình bền vững và chất lượng. Đây cũng chính là yếu tố quyết định phần lớn đến đơn giá xây. 

Trong quá trình tư vấn cùng chủ đầu tư chắc hẳn nhà thầu đã có sự tư vấn về vật liệu và giá cả phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình soạn thảo hợp đồng đôi khi sẽ xảy ra sai sót hoặc hiểu sai ý mà dẫn đến những nhầm lẫn về gói vật liệu. 

Trong trường hợp xấu nhất là có sự gian lận thay đổi từ gói vật liệu chất lượng thành gói vật liệu đơn giá rẻ hơn để hưởng tiền chênh lệch của phía nhà thầu. 

Do đó trước khi đặt bút ký cần xem xét kỹ lưỡng về chất lượng của gói vật liệu bao gồm thép gì? xi măng nào? gạch xây loại nào? có dây điện, ống nước âm tường không?…. Để đảm bảo được quyền lợi của chủ đầu tư và chất lượng của công trình.

Tiến độ thi công 

Tiến độ thi công là một trong những điều không thể thiếu trong bảng hợp đồng xây dựng. Chắc hẳn không chủ đầu tư nào muốn thời gian xây dựng căn nhà của mình quá lâu hoặc rơi vào trường hợp xây nhà hai năm. Thời gian xây dựng nhà ở kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống của gia đình đồng thời gây tốn kém về chi phí khi phải thuê ngoài ở tạm trong lúc đợi thi công. 

Do đó, khi lần đầu xây nhà và lần đầu xem qua bản hợp đồng xây dựng bạn nên chú ý và thống nhất với nhà thầu về tiến độ thi công công trình. Những điều cần lưu ý như thời gian hoàn thành từng giai đoạn và thời gian bàn giao công trình hoàn thiện để giám sát tốt nhất tiến độ của nhà thầu. Nếu bàn giao nhà không đúng như hợp đồng đã cung cấp, chủ đầu tư có yêu cầu bồi thường để bảo vệ quyền lợi của mình. 

Trách nhiệm của đôi bên 

Điều quan trọng không kém chính là về phần quyền và trách nhiệm của đôi bên trong quá trình thi công.

Nhà thầu sẽ có trách nhiệm đảm bảo sử dụng đúng vật liệu xây dựng, thi công theo đúng bản thiết kế, đạt yêu cầu về chất lượng công trình và đúng tiến độ thi công như bản hợp đồng đã nêu. 

Chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán đầy đủ theo từng giai đoạn cho nhà thầu như thỏa thuận trên hợp đồng. Chịu trách nhiệm pháp lý về quyền sở hữu nhà, đất nếu trong trường hợp có xảy ra tranh chấp.

Đôi bên có quyền chấm dứt hợp đồng nếu một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ hoặc điều khoản được nêu rõ trong hợp đồng.

Những lưu ý quan trọng

  • Đọc kỹ từng điều khoản: Trước khi ký kết bất kì hợp đồng xây dựng nào cũng cần đọc kỹ từng điều khoản, nên cẩn trọng với những điều khoản mơ hồ, không rõ ràng. Nếu vẫn chưa hiểu rõ được thông tin được nêu trong hợp đồng cần làm rõ với nhà thầu để tránh những hiểu lầm không đáng có.
  • Hiểu rõ nghĩa vụ của bản thân: Ngoài việc xem xét về những điều khoản đã thống nhất cũng cần xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình trong bản hợp đồng, để không vi phạm cũng như bảo vệ được quyền lợi của mình.
  • Lưu giữ hợp đồng: Hợp đồng xây dựng rõ ràng, nguyên vẹn, không có sự chỉnh sửa. Khi ký hợp đồng cần có đầy đủ ngày tháng hiệu lực của hợp đồng cùng với chữ ký và đóng dấu của hai bên để đảm bảo pháp lý. Sau khi ký kết mỗi bên cần lưu giữ hợp đồng cẩn thận để đối chiếu khi cần.
  • Giữ tinh thần bình tĩnh và cởi mở: Khi không may xảy ra những vấn đề phát sinh, cả đôi bên cần giữ bình tĩnh để giao tiếp cởi mở và tôn trọng nhau, để tìm hướng giải quyết một cách thiện chí và hợp lý cho cả đôi bên.

Trên đây là một số lưu ý cần thiết cho những ai lần đầu xây nhà và lần đầu tiếp xúc với bản hợp đồng xây dựng. Hy vọng với những thông tin trên Xây Dựng Nhật Trung có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về hợp đồng xây nhà để bảo vệ được quyền lợi của mình khi xây dựng căn nhà mơ ước.