Kinh Nghiệm Xây Nhà Phố 2 Tầng Từ Chuyên Gia

Ai cũng muốn xây cho mình một ngôi nhà thật đẹp và khang trang dù đó là một căn biệt thự nguy nga, một căn nhà 2 tầng hiện đại . Và với những ai đang có ý định xây nhà cao tầng thì đừng bỏ qua những kinh nghiệm xây nhà phố 2 tầng vừa đạt hiệu quả sử dụng cao.

Kinh Nghiệm Xây Nhà Phố 2 Tầng Từ Chuyên Gia

Khi bắt đầu xây dựng một ngôi nhà 2 tầng, việc có kinh nghiệm và sự chuẩn bị kĩ càng là rất quan trọng. Để giúp bạn thành công trong dự án xây nhà của mình. Hãy cùng Xây Dựng Nhật Trung tìm hiểu kinh nghiệm xây nhà phố 2 tầng từ chuyên gia nhé!

Chọn vị trí xây dựng nhà phố 2 tầng

Để có kiểu nhà phố đẹp với thiết kế 2 tầng, tiết kiệm chi phí, theo các kiến trúc sư, việc lựa chọn vị trí xây dựng rất quan trọng. Đất xây dựng nhà ống phải có nền móng vững chắc. Nếu địa điểm xây dựng có hạn chế về khả năng tiếp cận, nền móng không đảm bảo sẽ làm phát sinh chi phí.

Hoặc vị trí xây nhà cách xa trung tâm, giao thông không thuận tiện thì quá trình vận chuyển nguyên vật liệu thi công sẽ gặp khó khăn.

Lên ý tưởng xây nhà 2 tầng

Sau khi lựa chọn được một ví trí phù hợp, chủ nhà sẽ cần cân nhắc kỹ lưỡng các mong muốn của bản thân và gia đình để phác thảo ý tưởng xây nhà 2 tầng. 

Dưới đây là quá trình lên ý tưởng xây nhà 2 tầng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn:

  • Diện tích và quy mô xây dựng: Chủ nhà cần xác định xây toàn bộ khu đất hay chừa lại một khoảng trống cho lối đi, khu vực sân trước, sân sau.

  • Số lượng phòng: Chủ nhà cần xác định số lượng thành viên, nhu cầu và thói quen sinh hoạt của cả gia đình. Từ đó, chủ nhà tính toán số lượng phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng sinh hoạt chung, phòng thờ, khu vực để xe, sân phơi quần áo,...

  • Vị trí và diện tích mỗi phòng: Từ số lượng phòng đã xác định ở trên, chủ nhà cần tính toán vị trí đặt phòng, diện tích mỗi phòng,... sao cho thuận tiện trong sinh hoạt và hài hòa với tổng thể căn nhà. Đặc biệt, chủ nhà cũng cần tính toán xem với giới hạn 2 tầng, chủ nhà sẽ phân bổ diện tích mỗi phòng/tầng sao cho hợp ý.

  • Dự trù những thay đổi trong tương lai: Do căn nhà là tài sản gắn bó lâu dài nên. Vì vậy, bên cạnh những nhu cầu trước mắt, chủ nhà cần xác định rõ một số yếu tố trong tương lai có thể ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng phòng của gia đình như có em bé, có con dâu/con rể, khách đến thăm nhà, thuê người giúp việc,...

  • Mục đích sử dụng nhà: Chủ nhà cần xác định xây nhà để ở, để kinh doanh, hay kết hợp cho thuê kinh doanh để lên ý tưởng phù hợp. 

Dự trù ngân sách xây nhà 2 tầng

Khi đã có được ý tưởng xây nhà 2 tầng, chủ nhà sẽ có cơ sở để dự trù ngân sách xây nhà. Việc dự trù ngân sách sẽ giúp chủ nhà tránh tình trạng vượt quá ngân sách hoặc thiếu chi phí cho các hạng mục phía sau.

Chủ nhà sẽ liệt kê tất cả các các chi phí, chẳng hạn như:

  • Chi phí tháo dỡ nhà cũ (nếu có)

  • Chi phí thiết kế

  • Chi phí xử lí nền móng (nếu có)

  • Chi phí xây dựng (phần thô và phần hoàn thiện nhà)

  • Chi phí hoàn thiện nội thất,...

Sau đó, chủ nhà cũng nên lập một khoản ngân sách dự phòng (thông thường khoảng 15 - 30% tổng chi phí xây dựng). Nhờ vậy, chủ nhà sẽ dễ dàng đối phó với các rủi ro không mong muốn hay việc thay đổi thiết kế, nâng cấp vật tư,...

Bên cạnh đó, chủ nhà cũng nên xác định rõ nguồn tiền cho kế hoạch xây nhà 2 tầng bao gồm nguồn tiền tự có, vay người thân hoặc ngân hàng. Nếu chọn phương án vay ngân hàng, chủ nhà cần lưu ý lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất và các chính sách trả nợ phù hợp với khả năng tài chính của mình.

Bài viết trên, Xây Dựng Nhật Trung đã chia sẽ kinh nghiệm xây nhà phố 2 tầng giúp các bạn hiểu rõ hơn.