Những thủ tục pháp lý, giấy tờ cần chuẩn bị trước khi xây nhà cho gia chủ cần nắm

Xây nhà cần giấy tờ gì? Để xây nhà, chủ đầu tư cần chuẩn bị các giấy tờ sau giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bản vẽ thiết kế kiến trúc và kỹ thuật, cùng với hợp đồng xây dựng như thế nào. Theo dõi bài viết dưới đây của Xây Dựng Nhật Trung để biết thêm chi tiết !

Những thủ tục pháp lý, giấy tờ cần chuẩn bị trước khi xây nhà cho gia chủ cần nắm

Sở hữu một ngôi nhà đẹp là mong ước của rất nhiều người. Nhưng việc xây nhà không phải chuyện ngày một ngày hai. Để bắt đầu và có được một ngôi nhà hoàn chỉnh thì trước hết chúng ta cần cần nắm được các vấn đề về những thủ tục pháp lý cần thiết. Những thủ tục pháp lý, giấy tờ cần chuẩn bị trước khi xây nhà sẽ được đề cập trong nội dung bài viết của Xây Dựng Nhật Trung dưới đây.

1. Các thủ tục pháp lý cần chuẩn bị trước khi xây nhà

Thủ tục pháp lý quan trọng cần phải chuẩn bị trước khi xây nhà đó là thực hiện hoạt động xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cần phải xác định điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng nhà ở trước khi xây dựng công trình như sau:

- Xây dựng nhà ở phải phù hợp với mục đích sử dụng đất, không trái quy định của pháp luật về các nguyên tắc sử dụng đất, xây dựng nhà ở phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Phải đảm bảo an toàn trong suốt quá trình xây dựng và đối với những bất động sản xung quanh, phải đắp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và điều kiện về phòng cháy chữa cháy;

- Phải đảm bảo an toàn về cơ sở kỹ thuật hạ tầng, giữ khoảng cách phù hợp với các công trình khác để tránh trường hợp gây ra sự cố cháy nổ hoặc độc hại;

- Phải xây dựng công trình cách xa những địa điểm có liên quan đến quốc phòng và an ninh.

Theo đó thì trình tự và thủ tục để nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau đây:

Bước 1: Nộp 01 hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi chuẩn bị xây dựng nhà ở và muốn xin giấy phép xây dựng.

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu người sử dụng đất bổ sung thêm giấy tờ, nếu hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận và trao cho người sử dụng đất. Trường hợp cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện.

Bước 3: Sau đó, người sử dụng đất tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định. Người sử dụng đất nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).

2. Những lưu ý về thủ tục giấy tờ xin cấp phép xây nhà:

- Những thủ tục, giấy tờ dưới đây chỉ được áp dụng khi đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ như nhà ở của hộ gia đình, nhà ở cá nhân,…

- Nhà ở riêng lẻ là nhà được xây dựng trên thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người sở hữu như cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.

- Trước khi nhà ở được khởi công xây dựng, người chủ của ngôi nhà phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, chỉ trừ trường hợp nhà ở được miễn giấy phép xây nhà thì mới không cần

3. Các giấy tờ cần chuẩn bị trước khi xây nhà

Nhìn chung thì căn cứ theo quy định tại Điều 95 của Luật xây dựng sửa đổi năm 2020 có ghi nhận thêm một số giấy tờ cần phải đảm bảo để giảm thiểu rủi ro trong quá trình chuẩn bị hoạt động xây dựng nhà cửa, cụ thể bao gồm những giấy tờ cơ bản sau:

- Đơn đề nghị cấp phép xây dựng được viết theo mẫu do pháp luật quy định;

- Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về quản lý đất đai;

- Bản vẽ xin phép xây dựng để gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết đảm bảo an toán đối với công trình liền kề;

- Riêng đối với bản vẽ xin phép xây dựng, thì gồm có:

+ Bản vẽ về mặt bằng công trình trên lô đất với tỷ lệ 1/50 đến tỷ lệ 1/500, kèm theo đó là sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ của mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình theo tỷ lệ 1/50 đến tỷ lệ 1/200;

+ Bản vẽ mặt bằng móng với tỷ lệ 1/50 đến tỷ lệ 1/200 và mặt cắt móng theo tỷ lệ 1/50, được đi kèm sơ đồ đấu nối các hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 đến tỷ lệ 1/200.

4. Hồ sơ sửa chữa, cải tạo nhà ở

Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ 02 trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

- Trường hợp 2: Sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

Để sửa chữa, cải tạo nhà ở thì chủ đầu tư xây dựng phải đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở. Chủ đầu tư phải chuẩn bị 02 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở theo mẫu tại Phụ lục số 1.

2. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật hoặc bản sao giấy phép xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

3. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.

Kết luận: Hộ gia đình, cá nhân trước khi xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở thì phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp được miễn. Để được cấp phép, trước tiên phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, sau đó nộp tại UBND cấp huyện, nộp lệ phí và đợi kết quả.

5. Thủ tục thông báo khởi công khi xây nhà

Sau khi có hồ sơ thiết kế nhà và giấy phép xây dựng, công trình có thể tiến hành khởi công nhưng phải nộp thông báo khởi công lên Uỷ ban nhân dân xã phường nơi khởi công nhà. Hồ sơ thông báo bao gồm:

- Đơn thông báo khởi công xây dựng công trình 

- Giấy phép xây dựng. (Photo công chứng)

- Bản vẽ xin phép xây dựng. (Photo công chứng)

- Hợp đồng nhân công + bảo hiểm.

- CMND chủ nhà. (Photo công chứng)

- Giấy quyền sở hữu sử dụng đất. (Photo công chứng)

- Giấy Đăng kí Kinh Doanh + Chứng chỉ năng lực hoạt động của nhà thầu. (Photo công chứng)

- Quyết định bổ nhiệm chỉ huy trưởng công trình.

- Bổ sung giấy tờ theo yêu cầu của phường quận.

6. Kiểm tra của thanh tra xây dựng

Trong quá trình xây dựng, xuyên suốt công trình sẽ có các đợt thanh tra của Sở xây dựng đến trực tiếp để kiểm tra công trình. Nội dung kiểm tra sẽ bao gồm:

- Kiểm tra sai phạm thi công theo bản vẽ thiết kế và giấy phép xây dựng chính thức.

- Kiểm tra năng lực thi công của nhà thầu, chứng chỉ người chủ trì thiết kế.

- Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

Nếu trong quá trình kiểm tra, không phát hiện sai phạm, thanh tra sẽ tiến hành kí biên bản xác nhận và công trình tiếp tục thi công như bình thường. Ngược lại, nếu nhà thầu thi công sai phép, không có năng lực thi công, không đảm bảo an toàn lao động.. sẽ tiến hành xử lý, tùy vào mức độ vị phạm có thể phạt hành chính, bắt buộc đập phá tháo dỡ hoặc tệ hơn có thể dừng công trình không thời hạn. Chính vì điều này mà chủ đầu tư cần xem xét năng lực thi công của nhà thầu trước cả khi kí hợp đồng thiết kế nhà để trao trọn niềm tin và an tâm trong suốt quá trình xây dựng.

7. Một số lưu ý trước khi xây nhà

Cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây trước khi xây nhà để đảm bảo tiến độ thi công cũng như hiệu quả của công trình, cụ thể như sau:

- Phải tính toán chi phí hợp lý trước khi thực hiện thi công xây dựng. Tức là trước tiền các chủ thể cần phải ước lượng cho mình một chi phí nhất định sau đó cố gắng đưa ra một phương án đầu tư phù hợp dựa trên tình hình tài chính của mình, bạn có thể lựa chọn cho mình một thiết kế vật liệu phù hợp với khả năng tài chính mà vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và tránh trường hợp lãng phí;

- Xem phong thủy của nhà và xem ngày bắt đầu thi công. Yếu tố phong thủy là một trong những yếu tố được nhiều người quan tâm. Công bằng mà nói thì phong thủy có ảnh hưởng rất lớn đến thiết kế của căn nhà, bạn có thể xem trước yêu tố phong thủy trước khi có ý định xây dựng một căn nhà nào đó để chọn mẫu mã và màu sắc vật liệu hoặc tông màu nội thất sao cho phù hợp với gia chủ. Mặt khác thì việc sử dụng yếu tố phong thủy cũng không nên cực đoan và quá khắt khe mà chỉ nên tính đến các biến số thực tế trong quá trình xây dựng để tránh ảnh hưởng đến kỹ thuật và kết cấu. 

- Tìm kiếm đơn vị xây dựng uy tín và chất lượng, đây là một trong những yếu tố cần phải được đặt lên hàng đầu, việc lựa chọn một nhà thầu xây dựng chất lượng có thể giúp cho căn nhà được hoàn thành nhanh chóng và dễ dàng.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Những thủ tục pháp lý, giấy tờ cần chuẩn bị trước khi xây nhà mà Xây Dựng Nhật Trung muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline 0908 413 668 để được giải đáp mọi thắc mắc.

Xây nhà trọn gói, bao giấy phép xây dựng hãy liên hệ ngay đến Xây Dựng Nhật Trung, chúng tôi luôn đặt niềm tin khách hàng là ưu tiên. Xây Nhà Xây Niềm Tin Trọn Chữ Tín.