Xây dựng tầng lửng và cách tính m2 sàn trong xây dựng nhà ở
1. Mục đích của việc xây dựng tầng lửng
Chắc hẳn nhiều người thắc mắc tại sao không xây dựng 1 tầng hẳn hoi mà lại xây tầng lửng?
Xây dựng tầng lửng thực chất là một cách “ăn gian” diện tích sử dụng trên chính diện tích đất của mình mà tốn ít chi phí hơn khi xây dựng một tầng hẳn hoi. Có thể là vì quy định xây dựng không cho phép chủ đầu tư được xây dựng theo nhu cầu mong muốn, nên thiết kế tầng lửng là giải pháp tối ưu tăng diện tích sử dụng mà không vi phạm pháp luật.
Trong một số trường hợp khác, xây dựng tầng lửng sẽ khiến cho phòng khách rộng rãi và cao ráo và thông thoáng hơn vì thường thì tầng lửng được xây dựng thụt vào trong nên chiều cao phòng khách sẽ cao hơn và dễ trang trí hơn.
2. Quy định xây dựng tầng lửng trong xây dựng nhà ở riêng lẻ
– Bộ Xây Dựng vừa ban hành thông tư 07/2019/TT – BXD về việcsửa đổi bổ sung thay thế, một số quy định tại thông tư 03/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, thông tu này có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
– Theo đó, đối với nhà ở riêng lẻ tầng lửng không tính vào số tầng của công trình khi diện tích sàn tầng lửng không vượt quá 65% diện tích sàn xây dựng của tầng ngay bên dưới.
– Cũng theo quy định 135/2007 – QĐ – UBND của thành phố Hồ Chí Minh quy định về kiến trúc nhà liên kế trong các khu độ thị hiện hữu và quyết định sửa đổi 45/2009 QĐ – UBND quy định nhà ở riêng lẻ chỉ được xây dựng tầng lửng khi chiều rộng lộ giới L > 3,5m.
3. Cách tính diện tích m2 sàn tầng lửng.
Theo quy định xây dựng nhà ở riêng lẻ, tầng lửng chỉ được xây bằng 80% diện tích tầng khác. Phần khoảng trống thông gió chiếm 20% diện tích sàn. Phần khoảng không ấy được quy định về diện tích như sau.
- Nếu diện tích của khoảng không của tầng lửng ≤ 8m2 thì được tính 100% m2 sàn xây dựng khoảng không đó.
- Nếu diện tích của khoảng không của tầng lửng ≥ 8m2 thì được tính 50% m2 sàn xây dựng khoảng không đó.
Diện tích m2 xây dựng tầng lửng = Diện tích tầng lửng + diện tích khoảng không.
4. Ví dụ thực tế.
Để quý vị có thể tính toán được diện tích xây dựng tầng lửng và ước tính chi phí xây nhà có tầng lửng, chúng tôi sẽ lấy ví dụ cụ thể sau đây.
Ví dụ 1: Diện tích xây dựng sàn tầng trệt: 80m2.
– Diện tích xây dựng tối đa của sàn lửng là: 80m2 x 80% = 64 m2.
– Diện tích khoảng không là: 80m2 x 20% = 16m2 > 8m2 nên chỉ tính 50% diện tích xây dựng là: 16m2 x 50% = 8 m2.
Vậy diện tích xây dựng tầng lửng theo m2 là: 64m2 + 8m2 = 72m2.
Ví dụ 2: Diện tích xây dựng sàn tầng trệt: 35m2.-
– Diện tích xây dựng tối đa của sàn lửng là: 35m2 x 80% = 28 m2.
– Diện tích khoảng không là: 35m2 x 20% = 7m2 < 8m2 nên chỉ tính 100% diện tích xây dựng là: 7m2 x 100% = 7 m2.
Vậy diện tích xây dựng tầng lửng theo m2 là: 28m2 + 7m2 = 35m2.
Hi vọng khi xem xong bài viết này quý vị có thể hiểu thêm được những quy định xây dựng tầng lửng khi xây nhà, để có phương án thiết kế nhà cũng như dự phòng kinh phí.